Luật
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, mức phạt thế nào?
Hỏi:
Tôi thấy giờ có nhiều trường hợp xe ô tô, xe máy gây tai nạn cho người khác rồi bỏ trốn, không ở lại hiện trường giúp người bị nạn. Xin hỏi với những trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn thì sẽ bị pháp luật xử lý thế nào?
(nguyentruongnam22@…)
Trả lời:
Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Đối với xe ô tô, theo Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 46/2016, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Mức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Đối với xe mô tô, gắn máy, theo Điểm c Khoản 7 Điều 6 của Nghị định 46/2016, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 triệu đồng.
Mức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng, theo Điểm b Khoản 6 Điều 7, xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia câp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
Mức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.
Tôi là Lê Huy Hoàng chuyên gia đánh giá xe của trang Thế giới Xe Xanh. Tôi chia sẻ tất cả các kinh nghiệm và hiểu biết của mình về xe cộ, luật giao thông qua các bài viết trên https://thegioixexanh.com