Tâm Sự Lái Xe

Cuộc sống phiêu bạt của những người cầm tay lái

“Cái nghề này có muôn ngàn lỗi khổ, chả sung sướng gì đâu cứ có vụ tai nạn nào đó là họ lại chửi cả tông ti họ hàng lái xe lên, nhưng cái nghề nó vận vào máu rồi nghỉ thì cũng chả biết làm gì khác cả” đây là câu mà tôi nghe được từ một người lái xe tâm sự.

“Nghề lái xe cũng khổ đủ chuyện đấy các bác ạ”.

Phần thì hãi  CSGT làm luật, chủ xe uy hiếp, rồi thì bất trắc xảy ra… phần thì lo bất trắc. Mọi người có biết vì sao tài xế dễ ngủ không? Phải tập đấy, mở mắt ra tay còn ôm vô lăng là còn lo. Đường nước mình dài, chạy liên tục vài năm là sẽ để lại sau lưng đến cả triệu cây số chớ ít đâu. Vậy mà không ai dám nói là không lo. Vì thế đặt lưng xuống là phải ngủ, ngủ ngay để lấy sức chạy tiếp và thoát khỏi nỗi lo “Làm tài thì phải nghe lệnh nhà xe. Chủ xe buộc chở quá người, bắt chạy quá tốc độ để giành khách… là phải chạy. Xe tải chủ xe bảo chở quá tải là phải chở, chỉ đâu đánh đấy

bai tu khi gap canh sat giao thong

Nghề lái xe khổ đủ chuyện

Nhưng đến khi CSGT thổi thì mình phải chịu treo giấy phép lái xe. Mà treo chừng 3 lần như vậy coi như vk con ở nhà húp cháo luôn, phải học rồi thi lại. Đấy là chưa nói đến tai nạn, cực lắm các bác lái xe ak”.

Lái xe Công sướng hay khổ?

Xe tải đầu kéo chở hàng. Tất nhiên rồi, hàng của xe tải được chia 2 loại chính: công nóng và công lạnh . Hàng nóng “gồm những mặt hàng như xi măng, sắt, thép, bánh kẹo, hàng may mặc, điện tủ… và được kẹp chì… vận chuyển luôn phụ thuộc thời gian. Hàng lạnh chủ yếu những mặt hàng thực phẩm, dễ bị hỏng như tôm, cá, rau, quả ,công lạnh… phụ thuộc nhiều thời gian và chủ yếu vận chuyển đi biên giới nằm biên nhiều anh em rất mệt mới khi trả được hàng.

Xem Thêm:  Bánh mỳ “không người lái” và câu chuyện của anh tài xế

bua an cua dan lai xe cong

Bữa ăn của anh em lái xe

Chính vì vậy, hàng công khô có đơn giá vận chuyển chỉ bằng 2/3 hàng công lạnh “Xe chở hàng lạnh đa phần là những xe tốt, đời mới, chạy xe ấy có tiền nhưng rất khổ. Có những hợp đồng chở hàng từ hải phòng đi các cửa khẩu biên giới, đường đèo nguy hiểm, có nhiều tai nạn giao thông. Và dễ mất mạng như chơi… mà tài xế cứ chạy suốt, chỉ nghỉ được 1 tiếng vào giờ cơm. Nhiều phen chỉ lấy thức ăn nguội (bánh mì, bánh chưng…) với nước uống một lần khi xuất phát rồi ngồi miết trên ghế, ôm vô lăng chạy suốt. Có khi cả tháng mới tạt qua nhà một lần”. Với những mặt hàng như tôm giống, hải sản tươi sống có hợp đồng đặc biệt, tài xế thường phải chạy với vận tốc bình quân 60 km/h mới đúng thời gian hợp đồng. Do vậy, những tài xế dám nhận những hợp đồng ấy phải thuộc đường để biết trước những đoạn nào có thể nhấn ga vô tư để bù lại những đoạn đường xấu phải… bò, để kịp thời gian giao hàng.

Cực thì cực thế nhưng xem ra, Lái xe ngành tải còn sung sướng hơn ngành chở khách vì trách nhiệm với mấy chục sinh mạng đè lên vai người ôm vô lăng. Họ cũng ít có thời gian để “xả hơi” hơn.

Đi quá tốc độ, chở quá số lượng là chuyện thường của Lái xe thậm chí họ còn nghĩ ra đủ trăm phương ngàn kế để chở hàng cấm, hàng quá Tải. Vì thế, nhiều lái xe cũng “lên voi, xuống chó” cực nhanh vì các mặt hàng cấm như gỗ, thuốc lá lậu… Nhiều lái xe đã không ngần ngại nhận thêm vài mét khối gỗ hoặc vài chục cây thuốc lá , hoặc đồ điện tử về dưới đáy thùng xe. “Đi đêm cũng có ngày gặp ma”. Có lần trót lọt thì cũng có lúc bị tó đầu, bị các cơ quan chức năng phát hiện. Xe chở số lượng nhiều bị truy tố, chở ít thì bị phạt hành chính. Vả lại còn tùy ngành hàng nữa, nếu vớ phải gỗ lậu thì bị tịch thu xe.

Xem Thêm:  Mua bằng lái và những hệ quả nghiêm trọng

Bài tủ khi gặp cảnh sát giao thông

Một biệt tài nữa mà bất cứ tài xế nào cũng phải học và biết để đối phó với cảnh sát giao thông, đó là “hát” bài ca… than thở và khóc lốc van xin. “Khi 2 xe gần giáp mặt, chúng tôi chỉ phả tay là biết tình hình đường sá, có  không, đông hay ít, họ đang vui hay buồn. Còn khi gặp cảnh sát giao thông dù mình có hay không có lỗi cũng phải rên rỉ để cho… xong. Mà nói thiệt, tài xế chúng ta gặp cảnh sát giao thông là chỉ phân trần chứ không dám đôi co. Đôi co là chết liền. Vừa rồi nghe một ông tướng công an nói trên tivi – ngoài đường có thứ gì mà ai cũng gởi con em vào làm cảnh sát giao thông để ra đường. Ra ngoài đó nắng gió cực khổ mà sao ham dữ. Cánh tài xế chúng thấy mát cả ruột…”.

Cuộc sống phiêu bạt của những người cầm tay lái

Đa phần dân Lái xe đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó không có nghề nghiệp. …trình độ học vấn xóa nạn mù chữ (12/12) … rồi đi phụ xe khách hoặc phụ xe tải . Cũng có người họ là chủ xe, có tiền mua xe sau đó học nghề lái xe. Do thường xuyên tiếp xúc với nắng, gió và thức khuya nên hầu hết các Lái xe đều có nước da ngăm đen và đôi mắt sâu. Họ có nhiều cái chung nhưng trên mỗi lĩnh vực hoạt động xe tải hoặc xe khách, Lái xe lại có những hoàn cảnh khác nhau.

Xem Thêm:  Tâm sự của một tài xế container đường dài: Ế vợ vì không cô nào chịu nổi nghề tài xế này!

nghe lai xe phieu bat

Tranh thủ ăn giờ giải lao

Thế nhưng vận may không đến, tài sản có được từ những năm tích cóp từ nghề lái của mình trở thành con số 0 và bản án tù hoặc tai nạn giao thông trở về con số 0.

Sau những vụ tài xế hít heroin, uống rượu bia, đánh đập hành khách, cơm tù xe cướp, người đời đã nhìn cánh tài xế với con mắt nghi ngại. Có ngồi trên những chuyến xe tải, xe khách đường dài mới thấy được những khó khăn, vất vả và những nguy hiểm của nghề Lái xe đang rình rập theo vết lăn bánh xe. Song do nồi “canh” thì không lớn thêm mà “sầu” thì mỗi ngày một nhiều nên cánh tài xế tử tế chỉ biết ngậm ngùi.

Bạn tôi, một tài xế trẻ người hải dương gãi đầu nói với tôi – “Tháng sau anh cố ra dự đám cưới em nhé . Ông già cô ấy nói ưng con gái ông thì phải đi làm thợ với ông, bỏ cái nghề thất đức đó mới được. Thì bỏ, em lỡ thương mất rồi. Đám hỏi rồi mới biết năm trước ổng bị mấy thằng tài xế ép cho ngã xuống ruộng sao lái xe người ta coi thường vậy anh.”

Khổ thì khổ thật nhưng nghề nó ám vào người rồi, bỏ cũng chẳng bỏ được, đành tiếp tục theo nghề thôi!

Nguồn: Báo Mạng

Bài Liên Quan

Back to top button